Có nên nn chân cho tr sơ sinh không là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm. Bởi có thông tin cho rằng những trẻ được nắn chân từ nhỏ sẽ có đôi chân thon dài, thẳng tắp và không bị vòng kiềng. Tuy nhiên, việc nắn chân có giúp trẻ cải thiện tình trạng chân vòng kiềng không và thực hiện như thế nào mới đúng lại không phải là điều mà ai cũng biết. . Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý.

xem thêm:

1. Có nên nắn chân cho trẻ sơ sinh không?

Có Nên Nắn Chân Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

nắn chân cho trẻ sơ sinh

Một số quan niệm của ông bà xưa về cách “nặn” hình hài xinh đẹp cho trẻ sơ sinh từ nhỏ bằng cách cho tay mình hơ qua than hồng và vuốt khắp mình con bé từ mũi, trán, tay, chân cho đến cả mắt được không ít mẹ áp dụng.Việc bố mẹ nắn chân cho trẻ sơ sinh với mục đích chữa chân vòng kiềng là điều không được khuyến khích bởi điều này không cần thiết, không hiệu quả và thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe của con yêu. Do đó, cách tốt nhất là bố mẹ nên để con phát triển bình thường, không nên tự ý can thiệp mạnh bạo, trừ khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.

Thực tế khi bé sơ sinh vừa mới chào đời thì hai chân bé đã bị cong do ảnh hưởng bởi tư thế bào thai. Trong đó những tật thường thấy ở chân như tật vẹo cong chân, chân vòng kiềng, chân quặt quẹo hoặc bẹt bàn chân… Trong số này, tật chân vòng kiềng có thể tự khỏi sau 3 tuổi và cơ thể bé tự điều chỉnh lại nếu tật không quá nặng.

Có nên nn chân cho tr sơ sinh không, thực chất đây chỉ là giải pháp tạm thời và không có tác dụng cải tạo cấu trúc xương. Đã có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chân cong vòng kiềng, mẹ càng tích cực xông hơ, nắn bóp để kéo chân con thẳng ra. Nắn chân cho con trong vài ngày mà không thấy khả quan thì mẹ lại gắng sức nắn lấy nắn để khiến chân con bầm tím mà chân vẫn chưa thẳng như ý. Sau đó lại hớt hải đưa bé đến bệnh viện vì con có dấu hiệu lười bú, trẻ quấy khóc thường xuyên.

Hậu quả nhận được là con bị viêm cơ, trật cả xương đến bầm tím do mẹ tác động lực quá lớn so với xương cốt còn yếu ớt của con. Chân vòng kiềng có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của trẻ, hoặc như bé bị cong chân với các nguyên nhân bệnh lý như thiếu canxi, thiếu vitamin D, nhiễm trùng xương, vùng sụn có vấn đề… thì sẽ được chữa trị và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngược lại, nếu bố mẹ nắn chân theo kiểu massage cho bé thì là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rằng việc nắn chân này không mang lại lợi ích như cải thiện tuần hoàn máu, săn chắc cơ bắp, chắc xương hoặc chân thon và thẳng như mọi người truyền miệng mà nó chỉ là một cách giúp con thư giãn, ngủ ngon và tăng cường mối quan hệ giữa bé với người thân trong gia đình.

Tốt nhất, bố mẹ nên massage, nn chân cho tr sơ sinh theo kiểu nhẹ nhàng, vuốt ve, chủ yếu là tiếp xúc da thịt mà thôi, miễn sao trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái là được.

2. Nguyên nhân khiến tr b chân vòng king: Chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng được xem là một tật bẩm sinh ở trẻ, tùy theo từng mức độ mà sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như sức khỏe của trẻ sau này. Trong đó, những nguyên nhân chính khiến chân bé bị vòng kiềng là do:

Do trẻ thiếu chất dinh dưỡng: Những trẻ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nhất là Vitamin D và Canxi sẽ khiến cho hệ xương kém chắc khỏe, xương yếu dẫn đến dị tật ở chân.

Do di truyền: Trẻ có cha mẹ bị chân vòng kiềng bẩm sinh cũng có thể mắc phải chân vòng kiềng.

Trẻ thừa cân, béo phì có cân nặng lớn gây áp lực cho hệ xương làm xương dị dạng.

Do thói quen sinh hoạt không tốt như cho trẻ tập đi quá sớm, hay bế trẻ cắp nách,…

Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng như nhiễm trùng xương, bệnh Blount, có khối u,…

3.    Chữa chân vòng kiềng an toàn và hiệu quả

Để chữa chân vòng kiềng cho bé, tốt nhất nên cho bé tắm nắng và bú mẹ nhiều hơn để đảm bảo bé có đủ vitamin D giúp cơ thể tự điều chỉnh theo thời gian. Nếu cần thiết, phải bổ sung thêm vitamin D cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tránh tập cho trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chưa đến tuổi hoàn thiện nhằm tránh ảnh hưởng đến cấu trúc xương của chân.

3.1.Hình thành thói quen cho bé

Không để bé ngồi tư thế W

Không đứng bẻ cong chân về sau

Không tập cho bé đi chân hai hàng hoặc bước xiên vẹ

3.2.Không bắt trẻ tập đi sớm

Không cho bé ngồi xe tập đi quá sớ

Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ.

Mẹ nên tập đi cho bé từ khi 9 tháng.

Nếu mẹ tập cho bé đi sớm khi con chưa đủ cứng cáp thì áp lực cân nặng sẽ dồn ép xuống chân.

3.3. Bài tập khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ

Đầu tiên phải vệ sinh tay sạch sẽ

Cắt gọn móng tay để tránh làm xước da bé

Cởi bỏ mọi trang sức trên tay, chúng cũng có thể làm bé bị thương

Rửa tay của mình thật sạch với nước và xà phòng diệt khuẩn

Lau khô bằng khăn mềm và sạch

3.3.1. Bài tập 1: Đạp xe nằm

Động tác nắn chân đạp xe cho trẻ bị vòng kiềng

 

Bài tập này giúp chân trẻ được kéo dãn thẳng đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng táo bón. Cách thực hiện như sau:

Cho trẻ nằm ngửa trên thảm hoặc chăn mỏng.

Nắm lấy phần đầu gối của trẻ và di chuyển về hướng bụng.

Đưa chân trái của bé lên, chân phải kéo thẳng giống như đang đạp xe

Tập động tác đổi chân liên tục khoảng 1 phút sau đó nghỉ 1 phút và tiếp tục. Thực hiện 3-4 lần.

3.3.2. Bài tập 2: Quay chân tròn

 

Động tác này giúp trẻ phát triển phần cơ đùi và giúp xương chân thêm dẻo dai. Cách thực hiện như sau:

Cho trẻ nằm ngửa.

Nắm lấy cổ chân trẻ và từ từ di chuyển sang hai bên theo hướng xuống dưới.

Tập cho bé liên tục trong 5-10 phút.

3.3.3 Bài tập 3: Co duỗi chân

Động tác này giúp bé giảm thiểu chứng táo bón và phát triển xương chậu. Cách thực hiện như sau:

Để trẻ tư thế nằm ngửa.

Mẹ lấy hai tay nắm lấy hai bắp chân của trẻ.

Đẩy ngược hai chân về phía bụng, ấn nhẹ sau đó đồng thời kéo cả hai chân bé duỗi dài ra.

Thực hiện liên tục 15-20 lần.

3.3.4 Bài tập 4: Mở rộng hông

Bài tập này giúp trẻ phát triển cơ đùi và kích thích sự đàn hồi của cơ chân. Cách thực hiện như sau:

Để bé nằm ngửa thoải mái

Nắm lấy hai chân bé và đẩy ngược chân lên phía đầu, lòng bàn chân chạm vào nhau.

Thực hiện liên tục 15-20 lần.

3.3.5 Bài tập 5: Ngồi xổm

Bài tập này giúp bé cứng cáp, tăng cường sự săn chắc của xương chân và hông. Cách thực hiện như sau:

Giữ tay mẹ ở hai bên nách của trẻ.

Để chân trẻ chạm xuống sàn và đẩy người lên.

Cho bé ngồi xuống, đứng lên nhẹ nhàng. Thực hiện bài tập 5-10 phút.

4.    Bố mẹ nên làm gì để con có chân thon dài?

Thay vì lựa chọn nắn chân thì bố mẹ hãy thực hiện một số cách sau đây để giúp con có đôi chân thon dài mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ con nhé.

4.1.       Giấc ngủ ngon và sâu

Giấc ngủ của trẻ  ngon và sâu sẽ giúp kích thích tuyến yên, tạo ra nhiều hormone tăng trưởng, giúp xương chân phát triển tối ưu. Do đó, bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm cho trẻ, tốt nhất là trước 21 giờ mỗi ngày.

4.2.       Tư thế ngồi của trẻ

Tư thế ngồi đúng

Cho bé ngồi đúng cách từ nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển hệ xương tối đa

Nếu trẻ quen ngồi xổm, dần dần con sẽ hình thành thói quen không tốt cho cả chân và cột sống. Đôi chân luôn phải trong trạng thái gập cong sẽ làm lưu thông máu kém, lâu dần có thể khiến xương chân bị uốn cong ra phía ngoài, ảnh hưởng đến ngoại hình, chiều cao của trẻ. Ngoài ra, khi chọn ghế để ngồi, bạn cũng nên lưu ý bé chọn ghế có lưng tựa, để giữ cột sống con luôn thẳng.

5.     Một số lưu ý khác

Bên cạnh phương pháp nắn chân, để hỗ trợ cải thiện chân vòng kiềng cho trẻ, các mẹ cần lưu ý:

5.1.        Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bổ sung dưỡng chất cho trẻ bị vòng kiềng
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ bị vòng kiềng

Trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đặc biệt, với những trẻ bị chân vòng kiềng, cần cung cấp đầy đủ bộ 3 dưỡng chất là:

Canxi

Thiếu Canxi gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ như hay quấy khóc, chậm phát triển chiều cao,…

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Cung cấp Canxi đầy đủ sẽ giúp trẻ có hệ xương khỏe mạnh, hạn chế được dị tật chân vòng kiềng.

Bên cạnh bổ sung Canxi từ thực phẩm, bố mẹ nên bổ sung Canxi nano cho trẻ. Bởi Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thu gấp 200 lần Canxi thường. Canxi được hấp thu tối đa vào máu nên không tồn đọng trong cơ thể, không gây táo bón, sỏi thận.

Vitamin D3

Vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thu Canxi từ thành ruột vào máu. Cung cấp đủ Vitamin D3 sẽ giúp trẻ tránh bị còi xương, suy dinh dưỡng, hạn chế tình trạng chân vòng kiềng.

MK7

MK7  kết hợp với Vitamin D3 đưa Canxi từ máu vào tận mô xương, gắn chặt Canxi trong xương. Nhờ đó xương thêm chắc khỏe, dẻo dai, khắc phục tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả.

5.2.       Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Nếu mẹ có đủ sữa, hãy để trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa chất kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh và ít ốm vặt.

5.3.       Tắm nắng

Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm 20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bé hấp thu được nhiều Vitamin D. Ngoài ra, tắm nắng còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5.4.       Cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc để hệ xương phát triển khỏe mạnh

Trẻ ngủ sớm và ngủ giấc sẽ giúp sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ xương phát triển khỏe mạnh. Trẻ càng nhỏ tuổi thì số giờ ngủ càng lớn. Tổng số giờ ngủ của trẻ theo độ tuổi cho mẹ tham khảo như sau:

Trẻ 4- 12 tháng: 12-16 giờ

Trẻ 1 -2 tuổi: 11- 14 giờ

Trẻ 3-5 tuổi: 9-12 giờ

5.5.       Kiểm soát cân nặng

Trẻ thừa cân, béo phì khiến cho hệ xương phải chịu một tác động lớn từ trọng lực làm xương biến dạng. Vì vậy, mẹ cần giúp trẻ kiểm soát cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao.

5.6.        Không cho trẻ tập đi quá sớm

Các mẹ không nên bắt trẻ tập đi quá sớm. Hãy để bé tập đi tự nhiên. Trẻ nhỏ có hệ xương còn yếu và phát triển chưa hoàn thiện. Nếu trẻ tập đi sớm sẽ gây dị tật cho phần xương chân. Từ 9 tháng trở đi, mẹ có thể tập cho bé đi bằng cách nâng nách trẻ.

5.7.       Tập dáng đi cho trẻ

Các mẹ cần cho trẻ tập đi đứng đúng chuẩn. Thói quen đi đứng chuẩn sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng chân vòng kiềng.

5.8.       Cho trẻ đi khám bác sĩ

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng chân vòng kiềng gây ra do bệnh lý hoặc không xác định được nguyên nhân. Trường hợp chân vòng kiềng làm trẻ bị đau nhức xương, khó đi lại, cha mẹ cũng nên cho trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Khi trẻ bị chân vòng kiềng, cha mẹ không nên quá lo lắng. Bổ sung đầy đủ Canxi, Vitamin D, MK7, Kẽm, khoáng chất… cho con và áp dụng những những biện pháp trên để hỗ trợ điều trị chân vòng kiềng hiệu quả nhất nhé!